Mổ Rút Đinh Có Đau Không? Lý do phải mổ rút đinh

Mổ rút đinh có đau không là những câu hỏi thường gặp ở các bệnh nhân cần được định hình lại vùng xương bị gãy. Sau một khoảng thời gian các bác sĩ đã thấy vết thương bạn đã lành và khỏi hẳn sẽ tiến hành mổ và rút đinh. Sau khi mổ rút đinh người bệnh sẽ có thể khôi phục được gần 90% như ban đầu. Nhưng trong quá trình phẫu thuật mổ rút đinh ắt hẳn vẫn làm nhiều người lo lắng. Vì vậy để tìm hiểu kĩ lí do vì sao hãy theo dõi hết bài viết nhé?

Lí do có đinh trong cơ thể?

Như chúng ta đã biết khi chúng ta bị chấn thương dẫn đến gãy xương. Thông thường với những ca bệnh nhẹ thì chỉ cần đến bệnh viện và bó bột hoặc dùng nẹp để thay thế bột. Điều này sẽ cố định lại phần xương bị gãy và duy trì tình trạng “bất động” của vùng xương bị gãy. Điều này sẽ giúp phần xương bị gãy mau chóng lành nhanh hơn.

Tuy nhiên đối với trường hợp phần xương gãy bị quá nặng, gãy nhiều mảnh thì bắt buộc phải sử dụng phương pháp phẫu thuật. Nhất là phần xương bị lệch hoặc có biến chứng. Nhất là phần xương đùi khi bị gãy bắt buộc phải phẫu thuật điều trị bằng phương pháp mổ. Nhằm nắn chỉnh lại sự di lệch của phần ổ gãy và cố định đinh vút, lúc này vết thương bắt buộc phải cố định bất động để giúp chấn thương có thể mau lành hơn.

Sử dụng đinh định hình trong trường hợp nào?
Sử dụng đinh định hình trong trường hợp nào?

Đinh được làm bằng vật liệu gì?

Đinh thường được làm từ 2 chất liệu, có một số loại đinh sẽ được làm bằng kim loại, còn loại đinh còn lại hay còn được gọi là đinh sinh học. Với loại đinh kim loại sẽ được làm bằng chất liệu thép không han rỉ. Người ta sẽ phủ lên lớp bề mặt của đinh một lớp coban hoặc titan để tránh ảnh hưởng về mặt y tế. Còn một số bộ đinh khác sẽ có chất liệu thuần titan, không hoen rỉ. Nhưng chắc chắn sẽ có giá thành cao hơn thông thường.

Trên thực tế cho thấy có những loại đinh sinh học sẽ tự tiêu khi gắn vào cơ thể một khoảng thời gian nhất định. Nhưng do giá thành của đinh sinh học rất là cao, vì vậy sẽ không được sử dụng đại trà trong việc xử lý vùng xương bị gãy.

>>>Xem thêm

Chi phí phẫu thuật gãy xương mũi.

Chi phí phẫu thuật chỉnh hình ngón tay.

Chi phí phẫu thuật rút đinh.

Giải đáp gãy xương đòn mổ rút đinh có đau không?

Xương đòn là phần xương dễ bị gãy khi xảy ra tai nạn hoặc chấn thương trong thi đấu thể thao nhất. Sau khi khám qua cho bệnh nhân bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định có mổ bắt nẹp vít hoặc cố định xương đòn bị gãy bằng đinh nội tủy hay không. Sẽ tùy thuộc vào kinh nghiệm cũng như tình trạng bệnh tình của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chọn loại đinh phù hợp để kết xương.

Bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật bằng cách rạch 2 đường trên da. Sau đó sẽ cố định lại bằng đinh. Trong quá trình thực hiện các bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp gây mê, vì vậy bệnh nhân sẽ không phải chịu cảnh đau đớn.

Có một lưu ý nếu phần xương đòn được cố định bằng nẹp vít thì sẽ mau lành hơn. Tuy nhiên cũng vì vậy mà khi tháo phần nẹp xương đòn sẽ gây khó khăn hơn rất nhiều. Khi phẫu thuật để tháo phần nẹp xương đòn sẽ gây mê bệnh nhân, vì vậy chi phí cho một cuộc phẫu thuật như vậy cũng sẽ khá cao.

Sử dụng nẹp xương hiện nay đã được ưa chuộng hơn
Sử dụng nẹp xương hiện nay đã được ưa chuộng hơn

Xương cẳng tay bị gãy, xương quay hoặc xương trụ

Mổ rút đinh có đau không thì để trả lời câu hỏi này thì chắc chắn sẽ là không. Bởi trong quá trình phẫu thuật xương quay hay xương cẳng tay đều sẽ không gây đau đớn. Vì đối với phần xương này là một thủ thuật khá đơn giản nên các bác sĩ chỉ cần sử dụng thuốc gây tê tại chỗ.

Đối với phần xương gãy nằm ngay ở đầu dưới cổ tay, các bác sĩ sẽ phải sử dụng nẹp vít để cố định chắc chắn. Đối với các loại nẹp vít thì chắc chắn ngoài thuốc gây tê thì để đảm bảo hơn bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng thuốc gây mê. Vì vậy cả quá trình sẽ không có cảm giác đau đớn.

Mổ rút đinh ở xương cẳng chân

Phần xương cẳng chân thường là phần xương lớn và còn liên quan đến phần tủy sống. Vì vậy khi bác sĩ cần đảm bảo được rằng phần tủy sống của bạn đã được gây tê hoàn toàn. Thì lúc đó các bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện, tránh trường hợp bệnh nhân gặp đau đớn quá mức.

Những trường hợp nào sẽ sử dụng đinh nội tủy, trường hợp nào dùng nẹp vít?

Đối với những ca bệnh bị gãy xương ở vùng khớp thì sẽ bắt buộc phải dùng nẹp vít mới có thể cố định được. Hoặc cũng có thể ở những một số vùng có xương nhỏ và có độ cong thì sẽ được sử dụng nẹp vít.

Đối với những phần xương thẳng và dài bác sĩ mới có thể sử dụng đinh, ví dụ như phần xương cẳng tay hoặc cẳng chân. Tuy nhiên hiện nay người ta hay ưa chuộng sử dụng nẹp vít hơn. Bởi vì sử dụng nẹp vít sẽ giúp bạn nắn lại xương một cách tuyệt đối, phần xương cũng sẽ mau lành giúp bệnh nhân trở lại cuộc sống thường ngày sớm hơn.

Sử dụng đinh nội tủy trong trường hợp nào?
Sử dụng đinh nội tủy trong trường hợp nào?

Trong một số trường hợp nhất định, sử dụng đinh sẽ có một độ xoay nhất định nhất là đối với những phần xương lớn. Tuy nhiên nếu để đóng đinh vào tủy thì phải chắc chắn phần đinh không xoay và xương phải thẳng.

Nếu không mổ rút đinh thì có gây ảnh hưởng gì không?

Đối với những loại đinh sinh học thì sẽ không gây ảnh hưởng nhưng đối với loại đinh làm từ kim loại thì chắc chắn là có. Sẽ chả ai muốn trong cơ thể của mình có kim loại cả. Nhất là khi thời tiết thay đổi thì sẽ gây cho bệnh nhân cảm giác rất khó chịu. Nếu thời tiết trở lạnh kinh loai sẽ giảm nhiệt gây cho cơ thể cảm giác bị ê buốt, đau nhói.

Không những vậy còn gây bất tiện cho cuộc sống hàng ngày. Nhất là khi đi qua những cửa kiểm tra an ninh, máy kiểm soát sẽ báo động vì trong cơ thể của bạn có kim loại.

Trường hợp nào không cần phẫu thuật để lấy đinh định hình

Đối với những bệnh nhân lớn tuổi, có những bệnh lý nguy hiểm đi kèm khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng đến mạng sống. Thì trong trường hợp này các bác sĩ sẽ khuyên không nên phẫu thuật để lấy dụng cụ định hình xương ra nữa. Tuy nhiên đối với những bệnh nhân có sức khỏe tốt, không có bệnh lý nền thì nếu yêu cầu các bác sĩ vẫn sẽ tiến hành phẫu thuật.

Đa phần những bệnh nhân cao tuổi từ 60 – 70 bác sĩ khi mổ kết hợp xương thường sẽ luôn có những bệnh lý kèm theo. Vì vậy việc nẹp xương sẽ để như vậy bởi khoảng thời gian còn lại của bệnh nhân cũng sẽ không lâu như những bệnh nhân trẻ tuổi. Vì vậy cũng sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống hàng ngày vừa bảo đảm được rằng trong quá trình phẫu thuật bệnh nhân có những biến chứng không đáng có.

Sau khi mổ rút đinh ra khỏi cơ thể bao lâu sẽ lành?

Sau khi mổ rút đinh ra khỏi cơ thể thì chỉ qua một thời gian cơ thể đã có thể khỏe mạnh trở lại. Những cơn đau có thể chỉ do vết mổ gây ra, tuy nhiên cơ địa của mỗi người là hoàn toàn khác nhau. Vì vậy thời gian hồi phục cũng sẽ khác nhau. Không những vậy chế độ dinh dưỡng cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình hồi phục vết thương.

Vì vậy sau khi thực hiện phẫu thuật các bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân của mình trong 2 – 3 tháng đầu không nên làm việc nặng. Phải ăn uống đủ chất và kiêng những loại thực phẩm có hại.

Sau khi mổ rút đinh ra khỏi cơ thể bao lâu sẽ lành?
Sau khi mổ rút đinh ra khỏi cơ thể bao lâu sẽ lành?

Nguyên tắc vô cảm trên bản mổ

Nguyên tắc chung của tất cả các cuộc phẫu thuật là không được gây đau đớn cho bệnh nhân. Vì vậy người bệnh sẽ được trải qua cuộc phẫu thuật đảm bảo được hai điều là không gây đau đớn và an toàn nhất có thể.

Và mổ rút định cũng sẽ không nằm ngoài nguyên tắc đó. Nhưng sẽ không phải là trường hợp tuyệt đối. Trong nhiều trường hợp bệnh nhân sẽ chỉ được các bác sĩ gây tê. Chắc chắn sẽ không tính việc bác sĩ dùng kim chọc vào da để đưa thuốc tê vào cơ thể. Tuy việc này khá là đau đớn nhưng thuốc tê sẽ nhanh chóng có tác dụng và bạn sẽ không cảm thấy đau đớn nữa.

Kết luận

Mổ rút đinh có đau không bài viết đã giải đáp thắc mắc này cho bạn. Vì vậy khi thực hiện phẫu thuật bạn đừng quá lo lắng. Thay vì vậy hãy lắng nghe hướng dẫn từ bác sĩ. Chú ý đến sức khỏe của mình hơn và nhất phải bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ. Sau khi phẫu thuật tránh vận động mạnh và có những bài vận động hay những bài tập nhẹ nhàng để phục hồi chức năng vùng xương bị gãy.