Chi phí phẫu thuật gãy xương mũi chính xác nhất hiện nay

Mũi là một bộ phận rất quan trọng trên gương mặt, vừa đảm bảo quá trình hô hấp, vừa quyết định xem gương mặt của bạn đẹp thế nào. Tuy nhiên trong cuộc sống chúng ta không thể lường trước được rằng mũi chúng ta có thể bị tổn thương hay không. Khi tổn thương nên xử trí thế nào đều là những câu hỏi được nhiều người quan tâm. Không những vậy chi phí phẫu thuật gãy xương mũi là bao nhiêu?

Để làm rõ hơn về vấn đề này, các bạn hãy theo dõi hết bài viết để trả lời những thắc mắc nhé!

Tổng quan về tình trạng gãy xương mũi

Xương ở vùng mũi là 2 xương khá nhỏ nằm ở vị trí 1/3 trên của chiếc mũi. Cùng với các sụn mũi bên và phần sụn mũi, sụn hai bên cánh mũi lớn, sụn hai bên cách mũi nhỏ, sụn phần vách ngăn. Phần xương mũi sẽ tạo nên bộ khung định hình cho chiếc mũi. Tình trạng gãy xương mũi sẽ xảy ra nếu như có một tác động lực lớn làm gãy liên tục hai chiếc xương ở 2 bên cánh mũi này.

Các bộ phận cấu tạo thành mũi
Các bộ phận cấu tạo thành mũi

Phần xương mũi nằm ở vị trí nhô cao và nằm ngay trước nhất tính từ khuôn mặt. Kèm theo đó là các cấu trúc nâng đỡ khác khiến bộ phận này rất dễ bị tổn thương khi có va chạm. Khi bệnh nhân gãy xương mũi thường sẽ gãy xương vùng hàm mặt. Độ tuổi gặp phải tình trạng này là ở các bạn trẻ, theo như thống kê tỷ lệ nữ giới mắc phải nhiều hơn nam giới

Những nguyên nhân khiến xương mũi bị gãy

Xương mũi là xương nhỏ tuy nhiên phải có một tác động từ bên ngoài đủ lớn mới có thể làm gãy xương mũi. Bởi, nhìn chung xương con người rất chắc chắn, gãy xương mũi thông thường chỉ do một vài trường hợp sau đây:

  • Gãy xương mũi do tai nạn giao thông, tai nạn lao động.
  • Gãy xương mũi trong quá trình chơi các môn thể thao có tính đối kháng.
  • Gãy xương mũi do có mật mạnh va đập trực tiếp.
  • Gãy xương mũi do ngã có thể phần mũi bị tác động trực tiếp vào vật cứng như: Tường, cánh cửa, ghế gỗ,…
  • Gãy xương mũi do tham gia các cuộc ẩu đả.

Khi bị gãy xương mũi thường có những biểu hiện gì?

Khi cơ thể của bạn gặp bất ổn thì chắc chắn sẽ gặp những triệu chứng thông báo. Gãy xương mũi cũng vậy, nếu như bạn có những triệu chứng sau có thể mũi bạn đã bị gãy:

  • Có cảm giác đau, căng tức ở vùng mũi. Cảm giác đau sẽ tăng lên khi bạn sở nắn.
  • Chiếc mũi sẽ bị phù nề, sưng đỏ lan qua những vùng xung quanh.
  • Gặp tình trạng chảy máu mũi hoặc có chất dịch nhầy sẽ chảy ra từ mũi.
  • Nhìn trực quan thấy mũi bị méo mó, biến dạng.
  • Có cảm giác nghẹt mũi một hoặc cả hai bên, kèm theo triệu chứng khó thở.
  • Sẽ nghe tiếng “rắc” khi dùng tay chạm vào phần xương mũi bị gãy.

Khi bị gãy xương mũi sẽ được chẩn đoán thế nào?

Ngoài cách nhận biết mũi bị gãy thông qua các dấu hiệu đã được chia sẻ bên trên. Thì tới bệnh viện để thăm khám bao giờ cũng sẽ được kết quả chính xác nhất. Thông thường để xác định được các y bác sĩ chỉ cần ấn nhẹ lên vùng mũi thì có thể chẩn đoán được qua biểu hiện của bệnh nhân.

Ngoài ra có thể kết hợp thêm dụng cụ quan sát trong y học để quan sát phần phía trong mũi. Tìm những dấu hiệu như niêm mạc bị rách, vách ngăn bị gây, tắc nghẽn hoặc có hiện tượng máu đông trong hốc mũi.Bởi vì xương mũi nằm ngay ở vị trí chính giữa – trung tâm và rất gần các phần cấu trúc quan trọng khác. Nên để kiểm tra kỹ lưỡng chúng ta không nên bỏ sót bất kỳ vùng nào cả.

>>> Xem thêm

Chi phí phẫu thuật rút đinh.

Chí phí phẫu thuật chỉnh hình ngón tay. 

Mổ rút đinh có đau không? 

Hoặc có thể sử dụng hình thức cận lâm sàng.

Có thể sử dụng phương pháp X quang nhưng thực chất X quang sẽ chỉ đúng được 50%, còn 50% còn lại sẽ bị bỏ sót. Do độ nhạy cũng như độc đặc hiệu của X quang không được cao. Vì vậy khi bạn bị gãy mũi phương pháp này sẽ không được các bác sĩ chỉ định nếu như chỉ nghi ngờ phần mũi bị gãy đơn thuần. Thông thường chụp X quang chỉ diễn ra nếu có khả năng các phần xương khác bị tổn thương.

CT scan là một phương thức được tin dùng để thực hiện kiểm tra. Do phương pháp này sẽ kiểm tra được những thương tổn khác kèm theo nếu có. Đây còn là một phương thức được cung cấp nhiều thông tin cho việc chẩn đoán trở nên dễ dàng và chính xác hơn. Tuy nhiên nếu phần sụn bị tổn thương có lẽ sẽ bị bỏ sót.

Các điệu trị khi bị gãy mũi

Tùy theo mức độ tổn thương của bạn mà các bác sĩ sẽ lựa chọn cách chữa trị sao cho phù hợp. Nếu mức độ nhẹ bạn chỉ cần uống thuốc và theo dõi nhưng nếu tình huống chiếc mũi quá nặng sẽ phải bắt buộc phẫu thuật. Quyết định này sẽ được đưa sau vài ngày theo dõi, nếu mũi bạn có tình trạng phù nề nặng thì phải điều trị tình trạng này trước. Sau đó có thể bác sĩ chọn 1 trong 2 phương pháp dưới đây:

Phương pháp nắn chỉnh thông thường

Với cách này có thể thực hiện trong khoảng thời gian từ 1 – 2 tuần sau khi xảy ra chấn thương. Trong khoảng thời gian này sẽ phải để sự phù nề ở mũi giảm sưng. Song song với đó phải tính toán thời gian quá muộn tránh trường hợp mũi sẽ tự lành, việc này sẽ gây khó khăn khi thực hiện nắn chỉnh.

Trước khi tiến hành nắn chỉnh lại mũi bác sĩ sẽ cho bạn thuốc giảm đau ngay trước đó. Tiếp theo các dụng cụ định hình cũng như liên quan trong lần nắn chỉnh này sẽ được đưa qua đường mũi. Đây là sự kết hợp nắn bằng tay bên ngoài, chỗ bị gãy bên trong sẽ được dần dần điều chỉnh trở lại vị trí ban đầu.

Phương pháp nắn chỉnh thông thường
Phương pháp nắn chỉnh thông thường

Sau khi đã tiến hành xong bác sĩ sẽ cố định vùng vừa nắn lại. Việc này sẽ làm vết thương lành cũng như dữ nguyên vị trí, tránh bị ảnh hưởng bởi những tác động bên ngoài. Thông thường vật liệu sử dụng để kẹo mũi bằng một miếng vật liệu cố định trong mũi (vật liệu sử dụng trong y tế), và một lớp băng ép ở ngoài. Định hình như vậy sẽ kéo dài trong khoảng 1 tuần. Song song với đó bạn có thể uống thuốc kháng sinh để ngừa tình trạng viêm.

Phương pháp phẫu thuật

Nếu như tình trạng mũi của bạn bị chấn thương quá nặng, biện pháp nắn không còn có thể đem lại hiệu quả. Thì bác sĩ lúc này bắt buộc phải sử dụng cách phẫu thuật để có thể định hình lại phần mũi bị gãy thành nhiều mảnh. Lưu ý không được điều trị quá 14 ngày.

Giải đáp chi phí phẫu thuật gãy xương mũi

Chi phí phẫu thuật gãy xương mũi hiện nay sẽ rơi vào từ 1200000 – 1500000 triệu VNĐ. Chi phí phẫu thuật này còn phụ thuộc vào nơi bạn tiến hành, nếu ở những bệnh viện công mức giá sẽ nhẹ hơn bệnh viện tư. Ngoài ra đối với những đối tượng có thẻ bảo hiểm y tế thì có thể được chia trả đa phần số tiền phẫu thuật.

Ngoài ra tiền thuốc cũng như một số phụ thu khác sẽ không được tính vào khoản tiền này. Nếu như bạn có nhu cầu sử dụng phòng vip để nghỉ ngơi cho tốt hơn thì giá cả cho một cuộc phẫu thuật trọn vẹn có lẽ sẽ tăng lên.

Chi phí phẫu thuật hãy mũi hết bao nhiêu?
Chi phí phẫu thuật hãy mũi hết bao nhiêu?

Cách phòng tránh gãy xương mũi

Để phòng tránh gãy xương mũi chúng ta cần để ý những điều sau:

  • Đội mũ bảo hiểm fullface khi sử dụng xe mô tô, xe gắn máy.
  • Chú ý thắt dây an toàn khi di chuyển bằng ô tô, đặc biệt đối với những em bé.
  • Sử dụng đồ bảo hộ khi tham gia những môn thể thao có tính đối kháng cao.
  • Trong quá trình làm việc, đi đứng cũng phải hết sức cẩn trọng.

Cách xử lý khi mũi bạn bị gãy tại nơi công cộng

Nếu như ở nơi công cộng không may bạn bị va đập gây ra tình trạng gãy xương mũi. Điều đầu tiên bạn cần làm là cầm máu chảy ra, sau đó là giảm sưng và phù nề. Và tiếp đó là đi đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám.

Phương pháp xử lý mũi bị gãy tại nơi công cộng
Phương pháp xử lý mũi bị gãy tại nơi công cộng
  • Đầu tiên bạn hãy giữ cơ thể trong tư thế ngồi thẳng lưng để mũi nằm ở mức cao hơn tim.
  • Lưu ý lúc này sẽ thở bằng miệng và cúi người ra đằng trước. Cách này sẽ hạn chế được việc máu bị chảy xuống cuống họng gây ho, khó chịu hoặc gây khó thở.
  • Tiếp đó là dùng tay bóp mũi lại bằng ngón trỏ và ngón cái trong vòng 5 phút. Nếu máu còn chảy giữ thêm 10 phút cho đến khi hết chảy.
  • Sau đó để giảm tình trạng sưng hoặc phù nề bạn có thể đến các quán tạp hóa để mua đá chườm vào phần mũi. Lưu ý không được dùng lực quá mạnh tỳ vào phần mũi đang bị chấn thương.

Kết luận

Chi phí phẫu thuật gãy xương mũi đã được bài viết chia đến với bạn đọc. Vì vậy nếu bạn gặp những tình trạng đã được chia sẻ ở bên trên thì hãy nhớ rằng cần đến ngay bệnh viện gần nhất. Tránh trường hợp để vết thương tự lành. Có nhiều trường hợp chiếc mũi sẽ bị lệch, vẹo mất một bên gây nên tình trạng mất thẩm mỹ cũng như ảnh hưởng tới đường hô hấp của bạn.