Chi phí phẫu thuật rút đinh là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Để có thể chỉ định rút được đinh còn phải dựa vào rất nhiều yếu tố. Ngoài độ tuổi, vị trí rút đinh, chất liệu đinh cũng như tùy thuộc vào thể chất của từng bệnh nhân mới có thể tiến hành phẫu thuật. Để tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề chi phí và những trường hợp nào mới có thể tiến hành phẫu thuật. Hãy cùng bài viết tìm hiểu ngay dưới đây nhé!
Những vấn đề chung
Đinh định hình được sử dụng khi bệnh nhân gặp những chấn thương, tai nạn làm gãy xương. Tuy nhiên phải là trường hợp gãy xương nghiêm trọng các bác sĩ mới sử dụng đến phương pháp này. Tuy nhiên để có thể định hình đinh vào phần xương bị gãy thì chỉ có thể áp dụng với những phần xương thẳng như: Xương đùi, xương cánh tay hay xương cẳng chân,…
Tuy nhiên vào những năm gần đây người ta ưa chuộng phương thức sử dụng nẹp vít hơn. Bởi vì sự tiện lợi cũng như chắc chắn hơn mà nẹp vít đêm lại, chưa kể, đối với nẹp vít những phần xương như các đầu nối khớp sẽ được giữ một cách chắc chắn hơn. Tình trạng gãy xương cũng sẽ mau lành hơn bình thường.
Sau khi phần xương bị tổn thương đã lành, các bác sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân thực hiện thủ thuật y tế để có thể rút đinh nẹp ra khỏi cơ thể. Đối với từng vị trí của xương mà thời gian rút đinh cũng sẽ khác nhau. Nếu là đinh nội tủy thời gian có thể lên đến 1 năm. Còn đối với những hình thức chỉ đặt nẹp thì thời gian có thể lên đến 1,5 – 2 năm. Tuy nhiên dù sử dụng nẹp hay sử dụng đinh để cố định cũng có thể phụ thuộc vào ý muốn của bệnh nhân.
>>> Xem thêm
Chi phí phẫu thuật chỉnh hỉnh ngón tay.
Chi phí phẫu thuật gãy xương mũi.
Chất liệu để làm đinh, nẹp vít cố định xương
Hiện nay đinh hay nẹp vít cố định chỉnh hình xương có thể làm bằng hai loại chất liệu chính:
- Làm bằng kim loại: Đây có lẽ là loại chất liệu phổ thông nhất hiện nay, kim loại sử dụng trong phẫu thuật y tế này sẽ làm bằng kim loại không gỉ. Hoặc bên ngoài sẽ được mạ một lớp titan không gỉ. Hoặc cả thanh đinh sẽ làm bằng titan, tuy nhiên nếu đinh được làm hết bằng titan thì giá khá đắt đỏ.
- Đinh sinh học: Đây là một loại chất liệu sẽ tự hủy sau một thời gian sử dụng. Tuy nhiên đây là một loại chất liệu cực kì đắt đỏ. Hiện nay chưa hề được sử dụng rộng rãi trong y học ở Việt Nam. Tuy nhiên nếu bạn có đủ kinh tế và yêu cầu bệnh viện cung cấp dịch vụ này thì cũng sẽ được đáp ứng.
Thời điểm nào nên rút đinh cố định sau phẫu thuật chỉnh hình?
Bản chất của khả năng của xương khá là đàn hồi và mềm dẻo theo cơ chế sinh học thông thường. Trong khi đó, khi sử dụng đinh cố định hoặc sử dụng nẹp vít luôn được sử dụng vật liệu kim loại không gỉ. Do có những đặc tính khác nhau nên định hỗ trợ xương lành cũng chỉ nằm trong mức độ tương đối. Chứ không được thực sự chắc chắn và kiên cố như chúng ta kỳ vọng.
Vì vậy, nếu đinh cố định xương không tương thích với nhau sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cơ thể. Vậy nên khi đến thời điểm thích hợp các bác sĩ sẽ đề nghị rút đinh ra khỏi cơ thể. Một số lợi ích của việc rút đinh sau khi chấn thương đã lành có thể kể đến là:
- Hỗ trợ bệnh nhân giảm cảm giác đau đớn nhất là khi thời tiết thay đổi.
- Giúp bệnh nhân không còn bị vướng bởi các dụng cụ khi thực hiện các thao tác thường ngày.
- Giúp phần xương phục hồi nhanh hơn, giúp phần xương chắc khỏe hơn, hạn chế nguy cơ bị gãy của xương.
Đối với những bệnh nhân cao tuổi các bác sĩ luôn khuyến khích bệnh nhân phẫu thuật rút đinh ở phần chi dưới. Điều này sẽ giúp phần lực tác động lên vùng xương tốt hơn. Còn đối với phần chi trên thì vẫn có thể giữ lại bình thường.
Còn đối với những bệnh nhân lớn tuổi từ 60 tuổi trở lên. Có tiền sử bị mắc bệnh lý nền, nhu cầu đi lại vận động không nhiều thì sẽ được các y bác sĩ khuyên nên giữ lại phần nẹp vít ở vị trí đã đặt. Không cần nhất thiết phải mổ để tháo phần nẹp vít, tránh trường hợp gặp những biến chứng không mong muốn.
Những điều cần lưu ý trước khi rút đinh cố định
Trong quá trình thực hiện phẫu thuật để rút đinh cố định ban đầu, bệnh nhân có thể lựa chọn thêm những biện pháp tạm thời như sau:
- Sử dụng thuốc giảm đau để tránh được cảm giác khó chịu từ các loại kin loại hoặc nhằm tránh kim loại đè lên những nẹp vít.
- Nếu như các phần mô xung quanh kim loại bị hoại tử, bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế để các bác sĩ sẽ kê đơn kháng sinh. Tuy nhiên nếu có thể thì nên làm phẫu thuật để lấy luôn phần đinh nẹp ra ngoài, tránh tình trạng uống thuốc kháng sinh nhưng không lành.
Nếu cơ thể không rút đinh cố định, bệnh nhân có thể đối mặt với những biến chứng cũng như những khó khăn trong cuộc sống thường ngày như:
- Nguy cơ cơ thể sẽ bị nhiễm trùng bời các loại dụng cụ kim loại, sẽ gây tổn thương các phần mô mềm của cơ thể. Nếu nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến vùng mô đó bị nhiễm trùng.
- Thời tiết trở lạnh có thể khiến người bệnh ê buốt và đau nhức.
- Đối với những trường hợp phải đi qua cửa an ninh, máy sẽ báo trong cơ thể có kim loại gây ra hiểm nhầm và khó khăn trong khi giải trình.
- Đối với một số trường hợp cơ thể có thể bị nhiễm kim loại nặng.
Giải đáp về chi phí phẫu thuật
Chi phí phẫu thuật rút đinh cố định sẽ bao gồm chi phí phẫu thuật và tiền nằm viện trong khoảng thời gian mổ. Đối với những bệnh viện công chi phí để phẫu thuật rút đinh sẽ rơi vào 6 – 7 triệu đồng. Chưa tính tiền thuốc thang, nhưng nếu bạn có thẻ bảo hiểm y tế thì số tiền phẫu thuật sẽ được thẻ bảo hiểm chi trả một phần. Vì vậy tiền phẫu thuật cũng sẽ không đội lên quá cao.
Tuy nhiên đối với các bệnh viện tư nhân chi phí này có thể đắt hơn khá nhiều. Tổng cộng cả chi phí mổ và nằm viện sẽ rơi vào 15 – 20 triệu đồng. Tuy nhiên các thủ tục sẽ được thực hiện nhanh chóng hơn, thời gian được xếp lịch mổ cũng nhanh hơn. Bệnh nhân sẽ không phải chờ đợi qua lâu để có thể chỉ đợi lên lịch mổ.
Quy trình để rút đinh ra khỏi cơ thể
Đầu tiên các nhân viên y tế sẽ thực hiện các bước thông thường để kiểm tra xác nhận được rằng. Bệnh nhân có đang thực hiện đúng loại phẫu thuật và xác định xem vị trí có nẹp vít hay đinh ở đâu. Ngoài ra các bác sĩ sẽ cần những thông tin cơ bản của bạn như: Bạn đang sử dụng loại thuốc gì? Có bệnh nền gì không,… Từ đó các bác sĩ sẽ có một vài yêu cầu nhỏ nếu như bạn có sử dụng một vài loại thuốc không phù hợp.
Sau đó các bác sĩ sẽ đề xuất những hình thức gây mê tốt nhất cho bệnh nhân có thể lựa chọn. Vì vậy người bệnh có thể lựa chọn mình sẽ sử dụng thuốc tê ngay trong quá trình phẫu thuật để giảm đau tức thời. Hoặc sẽ dùng kháng sinh trong khi phẫu thuật để tránh hiện tượng nhiễm trùng.
Trong quá trình phẫu thuật bác sĩ sẽ rút phần đinh đang cố định ở phần xương bị tổn thương ban đầu. Thông qua vết mổ cũ đã được mổ từ trước, với lần phẫu thuật lần này có thể gây ra nhiều khó khăn vì các vết sẹo che phủ mất. Nên các bác sĩ bắt buộc phải mổ vết thương rộng hơn để dễ dàng quan sát khi mổ. Sau khi mổ xong bác sĩ sẽ khâu lại phần da, một cuộc phẫu thuật sẽ diễn ra từ 30 phút – 1 tiếng.
Sau một tuần sau khi phẫu thuật bệnh nhân có thể đi lại bình thường. Lúc này chỉ cần đợi vết mổ khỏi hoàn toàn thì cơ thể sẽ được dần dần phục hồi thể trạng ban đầu. Trong thời gian này phải ăn uống đủ chất cũng như tránh làm những công việc nặng. Sau 2 – 3 tháng những lỗ đinh ban đầu sẽ bít lại và người bệnh sẽ hoàn toàn hồi phục.
Kết luận
Chi phí phẫu thuật rút đinh bài viết đã bật mí cho bạn biết. Vì vậy việc bạn cần làm sẽ là tìm một địa chỉ y tế uy tín để tiến hành phẫu thuật. Đặc biệt sau khi phẫu thuật nên tập những bài tập phục hồi chức năng. Để cơ thể có thể mau chóng bình phục, chức năng của phần xương gãy cũng sẽ mau chóng phục hồi lại hiện trạng ban đầu. Tránh tình trạng lười luyện tập gây ra những tật về sau này.