Chi phí phẫu thuật nối gân chân là một trong những chi phí y tế được nhiều người quan tâm. Vì vùng gân ở chân rất quan trọng cho sự di chuyển của cơ thể của mỗi người. Không những vậy nếu gân chân bị đứt và không mau chóng nối lại sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe lẫn cuộc sống. Để hiểu rõ hơn vấn đề này hãy cùng bài viết tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này nhé!
Gân nào ở chân dễ bị đứt nhất?
Để nói đến gân chân dễ bị đứt nhất có lẽ là gân gót chân Achilles. Bạn có thể cảm nhận được đằng sau của cổ chân có một sợi gân lớn điều chỉnh hoạt động vùng cổ chân. Tuy gân Achilles có cấu trúc cực kỳ khỏe và chắc chắn, có kết nối với các cơ ngay phía sau vùng bắp chân với xương gót.
Tuy nhiên gân gót chân cũng có thể bị đứt do những tổn thương từ yếu tố ngoại cảnh gây ra. Có thể do tai nạn hoặc trường hợp hay mắc phải nhất là khi hoạt động thể thao gây ra chấn thương vùng gân gót chân.
Một khi gân gót chân bị đứt sẽ làm ảnh hưởng lớn đến quá trình di chuyển và đi lại. Không những vậy bạn sẽ không thể tiếp tục hoạt động chạy, nhảy, bật cao. Vì đây là sợi gân giữ vai trò chủ đạo trong trong việc chịu các lực dồn từ mũi chân đến gót chân. Tình trạng này sẽ diễn ra khi gân gót chân sẽ bị đứt do phải chịu lực căng quá mức.
Yếu tố gây nên tình trạng đứt gân gót chân
Việc tăng áp lực đột ngột lên vùng gân gót chân sẽ làm gia tăng áp lực đột ngột lên vùng này. Những áp lực này có thể bắt nguồn từ một vài nguyên nhân sau:
- Khi chơi thể thao đột ngột tăng cường độ, đặc biệt là những môn liên quan đến bật nhảy liên tục.
- Xảy ra tình trạng đứt gân chân do rơi từ trên cao xuống, sau đó tiếp đất bằng gan chân.
- Chấn thương đứt gân gót chân do bước hụt từ cầu thang.
- Gân gót chân bị viêm trong thời gian dài không được chữa trị cũng khiến gân gót chân bị đứt.
Ngoài những yếu tố chính gây ra tình trạng này còn có một vài yếu tố khách quan như:
- Tuổi tác: Đứt gân gót chân có thể bị nhiều hơn ở độ tuổi từ 30 – 40.
- Giới tính: Trung bình nam giới có tỷ lệ đứt gân gót chân cao hơn phụ nữ lên tới 5 lần.
- Thể thao: Vận động liên tục gây áp lực lên phần cổ chân trong thời gian dài, đặc biệt các môn thể thao đòi hỏi sức bật như: Bóng chuyền, bóng rổ, nhảy cao, nhảy vượt rào, quần vợt. Hơn thế nữa là tình trạng khởi động không kỹ cũng sẽ làm tăng tỷ lệ mắc phải.
- Thuốc chứa corticoid: Loại chất này thường có trong một vài thuốc tim trực tiếp vào cơ thể, đặc biệt là corticoid sẽ làm xơ hóa hoặc làm yếu đi tổ chức phần gần và những phần mô mềm lân cận. Vì vậy khi hoạt động hàng ngày hay gặp phải tình trạng chấn thương đứt gân gót chân.
- Sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh: Nhóm thuốc kháng sinh fluoroquinolon, ciprofloxacin hay levaquin đều làm tăng nguy cơ đứt gân gót chân.
- Trọng lượng cơ thể: Trọng lượng cơ thể dư thừa đáng báo động sẽ tạo sức ép lên phần gót chân, khi di chuyển có thể làm gót chân bị đứt mất gân.
Các triệu chứng cho thấy gân gót chân của bạn bị đứt
Khi gân gót chân bị đứt biểu hiện không quá rõ rệt hay dữ dội. Nhưng bạn có thể dựa vào những phản ứng sau của cơ thể để có thể phán đoán được.
- Cơ thể cảm thấy đau nhói như bị ai đó dùng chân đá vào vùng dưới bắp chân. Tình trạng này thường diễn ra khá đột ngột.
- Khi đi lại, di chuyển sẽ cảm giác đau đớn, khi nhón chân cũng gặp phải tình trạng này.
- Vùng gót chân và lân cận vùng gót chân có hiện tượng sưng tấy.
- Khả năng uốn cong bàn chân về phía vùng gan chân không thể diễn ra.
- Nghe thấy âm thanh lộp bộp khi phần gân gót chân bị đứt.
Khi bạn nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu trên cần đến ngay trung tâm y tế gần nhất để các bác sĩ kịp thời thăm khám và chữa trị. Tránh trường hợp đoán bệnh rồi tự mua thuốc về sử dụng tại nhà. Nếu không muốn mất đi khả năng đi lại do chấn thương để quá lâu và không kịp thời chữa trị.
Chẩn đoán bệnh dùng phương pháp gì?
Để có thể chẩn đoán chính xác bạn có đang bị đứt gân gót chân hay không có thể được thực hiện bằng 3 phương pháp sau:
- Khám lâm sàng: Sau khi bạn tới khám bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra phần gót chân của người bệnh. Đầu tiên sẽ xem có những dấu hiệu hay phần gót chân có sưng đỏ không. Ở một số trường hợp nếu phát hiện gân gót chân bị đứt. Bác sĩ có thể cảm nhận được bằng tay thấy một khoảng gân bị gián đoạn dọc đường đi của gân của người bệnh.
- Áp dụng phương pháp Thompson: Đây là phương pháp bác sĩ sẽ liên tục kiểm tra sự cử động của cổ chân. Thông qua cách nắm bóp vào phần bắp chân của người bệnh, trong tư thế quỳ trên ghế hoặc nằm sấp. Lúc này chân sẽ gác qua phía cuối của bản. Nếu phần cơ không hoạt động linh hoạt, bác sĩ có thể phán đoán được đây liệu có phải đứt gân Achilles hay không.
- Chụp cộng hưởng hoặc siêu âm: Đây cũng là một trong những phương pháp có thể tự đánh giá được mức độ tổn thương của phần dây chằng bị đứt.
Chi phí thực hiện phẫu thuật nối gân chân
Chi phí phẫu thuật nối gân chân sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Cơ sở y tế bạn thực hiện là bệnh viện công hay bệnh viện tư, trái tuyến hay đúng tuyến hoặc có thể phụ thuộc vào bạn có thẻ bảo hiểm y tế hay không.
Nếu như thực hiện phẫu thuật tại bệnh viện công sẽ rơi vào 4.000.000 – 5.000.000 VNĐ. Ngoài ra sẽ phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của chấn thương mà mức ohis sẽ có đôi chút chênh lệch. Đối với bệnh viện công nếu muốn giảm chi phí bạn có thể dùng thẻ bảo hiểm y tế, hoặc có giấy giới thiệu và đi đúng tuyến thì tiền phẫu thuật đa phần sẽ được thẻ bảo hiểm y tế chi trả.
Đối với bệnh viện tư mức chi phí để thực hiện phẫu thuật sẽ có sự chênh lệch hơn từ 1.500.000 – 2.000.000 VNĐ trên một lần phẫu thuật. Tuy nhiên nếu thực hiện phẫu thuật ở bệnh viện công bạn sẽ mất ít thời gian chờ đợi để xếp lịch hơn.
Tuy nhiên dù bạn có thực hiện phẫu thuật tại bệnh viện công hay bệnh viện tư thì chắc chắn bạn sẽ phải tự chi trả một số khoản phí khác như: Giường bệnh và tiền thuốc thang bác sĩ đã kê đơn.
Sau khi phẫu thuật nối gân chân bao lâu sẽ lành
Sau khi phẫu thuật 2 – 3 tuần thì vết thương sẽ dần hồi phục, tuy nhiên tùy vào cơ địa mỗi người mà vết thương sẽ lành màu hay là lành muộn. Đối với những người trẻ có sức đề kháng tốt thì vết thương của họ sẽ mau lành hơn so với những người đã có tuổi. Cần lưu ý sau khi phẫu thuật dù là ở lứa tuổi nào cũng cần kiêng vận động nặng, hay là chơi thể thao trong những khoảng thời gian đầu tiên.
Nhưng để cơ thể có thể hoạt động lại như bình thường phải trải qua thời gian lâu hơn từ 4 – 6 tháng nếu duy trì luyện tập những bài tập phục hồi chức năng. Chưa kể tới trong quá trình tĩnh dưỡng phải chú ý bổ sung thêm nhiều vitamin đặc biệt là protein cho cơ thể. Điều này sẽ giúp gân dẻo dai hơn, có thể bổ sung bằng các loại thực phẩm như: Bơ, măng tây, pho mát, cá tuyết, đậu lăng, cá ngừ và hạnh nhân.
>>> Xem thêm
Chi phí phẫu thuật chỉnh hình ngón tay.
Chi phí phẫu thuật gãy xương mũi.
Kết luật
Chi phí phẫu thuật nối gân chân bài viết đã bật mí hết cho bạn. Vì vậy dù bị chấn thương ở vùng nào cũng nên nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để có kịp thời thăm khám. Bệnh tật không nên để quá lâu nếu không có thể gây nên các biến chứng khác có hại cho cơ thể. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tình trạng không thể di chuyển được.