Ảnh hưởng từ thuốc gây mê
Tùy theo loại phẫu thuật được thực hiện mà lựa chọn hình thức gây mê cũng khác nhau. Trong đó, gây mê toàn thân có nguy cơ biến chứng cao nhất, so với gây tê cục bộ hay một vùng. Người bệnh có thể bị:
Tác dụng phụ nhẹ như buồn nôn, ớn
Tác động nghiêm trọng hơn như vấn đề về hô hấp, rối loạn nhận thức
Dị ứng, phản ứng quá mẫn với thuốc gây mê
Nhiễm trùng
Nhiễm trùng luôn là mối lo lắng lớn nhất của các cuộc phẫu thuật. Để giảm thiểu tối đa nguy cơ bị nhiễm trùng, bác sĩ sẽ có phương pháp phòng ngừa phù hợp cho từng loại phẫu thuật.
Tạo thành cục máu đông
Cục máu đông có thể hình thành trong các tĩnh mạch sau khi phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, dẫn đến tình trạng có tên là huyết khối tĩnh mạch sâu. Sau đó, cục máu đông có khả năng di chuyển đến nơi khác như phổi và gây thuyên tắc phổi.
Để phòng tránh biến chứng này, bác sĩ thường khuyên bạn nên vận động hay dùng thuốc chống đông máu sau phẫu thuật.
Hồi phục sau phẫu thuật chấn thương chỉnh hình
Quá trình hồi phục sau phẫu thuật ở mỗi người sẽ không giống nhau, tùy thuộc vào loại phẫu thuật cùng nhiều yếu tố khác như tuổi tác, sức khỏe tổng thể, mức độ tuân thủ các khuyến cáo từ bác sĩ…
Hầu hết người bệnh sau phẫu thuật chỉnh hình cần thực hiện một số liệu pháp điều trị hồi phục để nhanh chóng lấy lại khả năng vận động của khớp và sức mạnh cho tay chân.
Một vấn đề phổ biến gặp phải sau khi phẫu thuật chấn thương chỉnh hình là cảm giác đau đớn. Ngày nay, bác sĩ đã có nhiều cách giúp người bệnh kiểm soát tốt cơn đau sau phẫu thuật này hơn. Nói chung, thuốc giảm đau được lựa chọn sẽ hạn chế dùng nhóm thuốc narcotic vì có thể gây nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng và gây nghiện.
|