Hội chứng bàn chân bẹt có lẽ đây sẽ là một định nghĩa khá mới mẻ cho tất cả mọi người. Hoặc khi bạn nhận ra rằng bàn chân của mình có một số khác thường với những người khác thì cũng đừng quá lo lắng. Bởi số người mắc phải hội chứng này cũng không quá nhiều. Nên bạn hơi hoang mang và khó lý giải cũng là điều đương nhiên. Cũng đừng lo lắng quá nhé, hãy cùng bài viết tìm hiểu lí do vì sao bàn chân của chúng ta bị bẹt nhé!
Hội chứng bàn chân bẹt là gì?
Vòm chân chúng ta sẽ được cấu tạo từ rất nhiều nhóm cơ cũng như dây chằng. Điều này sẽ làm gia tăng khả năng hỗ trợ cho phần chân giữ thăng bằng cho cơ thể và giúp nâng đỡ cũng như khiến bước đi trở nên nhẹ nhàng hơn. Nhưng bên cạnh đó, phần vòm chân còn đóng vai trò như giảm bớt áp lực từ phía mặt đất lên phần khớp cổ chân, phần đầu gối, phần hông cũng như phần thắt lưng của bạn trong quá trình duy chuyển, đi lại.
Hội chứng bàn chân bẹt hay còn được gọi là flatfeet. Nếu một người được cho là mắc phải hội chứng này thường phần vòm bàn chân sẽ không có hoặc độ lõm của bàn chân quá thấp. Đối với người bình thường thì sẽ có 3 điểm tiếp xúc chính là gót chân, ngón chân và phần mô trên ngón chân. Chứ phần lõm sẽ không là một trong những điểm tiếp xúc với mặt đất.
Tuy nhiên bệnh người mắc phải bàn chân bẹt thì tất cả diện tích mặt bàn chân đều sẽ tiếp xúc với mặt đất. Thực chất việc này sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày cũng như sức khỏe điển hình là: Gây đau nhức các cơ phần chân, khó khăn khi di chuyển và cơ thể khó giữ thăng bằng hơn.
Trẻ em có thể mắc phải hội chứng bàn chân bẹt không?
Câu trả lời chắc chắn là có, hội chứng bàn chân bẹt không chỉ bắt gặp ở những người đã trưởng thành. Mà trẻ em cũng chính là những đối tượng rất hay mắc phải hội chứng này.
Trẻ em nhất là đối với những bé sơ sinh thì thương sẽ không có phần vòm chân. Bởi phần lớn lúc này cấu trúc bàn chân của các bé đều là các phần mô mềm và phẳng chưa được định hình hết. Vòm chân của trẻ sẽ dần dần phát triển sau 2 – 3 năm kể từ khi em bé cất tiếng khóc chào đời.
Nếu như sau 2 – 3 năm mà bạn thấy con mình không có phần lõm bàn chân, hoặc phần lõm quá thấp. Điều bạn cần làm là hãy đưa các bé đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra pháp đồ điều trị hiệu quả nhất.
Nguyên nhân của hội chứng bàn chân bẹt
Hội chứng bàn chân bẹt đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau trong đời sống. Có thể là do các nguyên nhân khách quan hoặc cũng có thể do nguyên nhân chủ quan gây ra. Trong số đó, phổ biến nhất đáng nhắc tới là:
- Do yếu tố di truyền: Yếu tố di truyền cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu. Có thể ở một số đời nào đó trong gia đình không ai mắc phải nhưng đến đời sau đó gen này trội lên thì chúng ta vẫn có thể mắc phải hội chứng bàn chân bẹt.
- Độ cao của vòm chân quá thấp: Điều này có thể do cấu tạo phần mô, xương và các cơ của từng người là khác nhau. Nên nếu một trong những phần này của cơ thể có một số cấu tạo quá thấp cũng sẽ dễ bị mắc phải.
- Bàn chân hoặc mắt cá chân từng trải qua chấn thương: Chấn thương cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng bàn chân bẹt. Nếu những chấn thương nhẹ sẽ chỉ gây tổn thương ngoài da thôi thì chấn thương nặng sẽ gây tổn thương cho các phần dây chằng và bó cơ ở phần chân.
- Do tình trạng viêm khớp, viêm khớp dạng thấp: Viêm khớp hay viêm khớp dạng thấp đều cũng sẽ gây tổn thương cho vùng bàn chân của bạn.
- Rối loạn chức năng của dây chằng giữ lòng của bàn chân.
- Một số vấn đề sức khỏe liên quan trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương: Đặc biệt như bại não, loạn dưỡng cơ hoặc do nứt đốt sống,…
- Do cầu xương bàn chân: Tình trạng này hay gặp trong quá trình cơ thể phát triển nhưng phần vòm chân thì lại không có sự chuyển biến khi trẻ lớn lên. Tình trạng này sẽ diễn ra khi xương bàn chân của trẻ bị dính lại với nhau một cách bất thường. Điều này khiến bàn chân trở nên cứng hơn và mất hoàn toàn độ lõm. Trẻ em sẽ là đối tượng dễ mắc phải hơn người lớn.
- Do một số bệnh lý khác như: Đái tháo đường, do thừa cân, béo phì.
- Phụ nữ trong quá trình mang thai.
- Người già đã cao tuổi.
- Do viên hoặc rách phần gân bàn chân do đặc thù công việc hoặc do hoạt động với cường độ sử dụng chân trong thời gian quá dài.
Hội chứng bàn chân bẹt có gây nguy hiểm không?
Bàn chân bẹt nhìn chung sẽ không gây ảnh hưởng sức khỏe của bạn quá nhiều. Tuy nhiên, thực chất hội chứng bàn chân bẹt sẽ khiến người bị phải đối mặt với những chứng bệnh sau đây nếu không có động thái chữa trị kịp thời:
- Chân bị viêm cân gan chân.
- Ngón chân cái sẽ bị biến dạng.
- Mắt các chân hoặc bàn chân sẽ bị viêm khớp.
- Ngón chân sẽ bị hình búa.
- Viêm gân Achilles.
Làm sao để biết được rằng chân của mình có bị hội chứng bàn chân bẹt hay không?
Hầu hết chúng ta sẽ phát hiện ra bàn chân của mình mắc phải hội chứng này là do khi nhìn vào bàn chân của người khác không hề giống bàn chân của mình. Đó là sự so sánh quan sát kiểm tra bàn chân, hoặc có thể nhìn vào dáng đi cũng có thể giải đáp được liệu bạn có mắc phải hội chứng này không.
- Tuy nhiên đối với những bé còn nhỏ và chưa phát triển hết. Để có thể chẩn đoán được kĩ hơn các bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số biện pháp như: CHụp X – Quang, chụp cắt lớp hay chụp CT hoặc MRI.
- Các phương pháp để điều trị hội chứng bàn chân bẹt
- Mang giày chỉnh hình – đây là một trong những loại giày đặc biệt hôc trợ cho bệnh nhân mắc phải hội chứng này. Đối với loại giày này có thể đem lại hiệu quả cao nếu bạn sử dụng mỗi ngày. Vừa hiệu quả lại vừa có thể tiết kiệm được thời gian cũng như an toàn cao.
- Ngoài ra các y bác sĩ còn khuyến cáo người bệnh nên nghỉ ngơi khi cơ thể bắt đầu có những triệu chứng. Đồng thời hãy hạn chế tối đa những hoạt động khiến lực phải dồn lên bàn chân.
- Can thiệp bằng biện pháp phẫu thuật cũng là một trong những phương pháp đem lại hiệu quả tuyệt đối. Bác sĩ sẽ tách xương bàn chân của bạn nếu xương bàn chân bị dính liền vào với nhau.
Bài tập cải thiện tình trạng bàn chân bẹt
Ngoài những phương pháp sử dụng dao kéo thì bạn có thể luyện tập thêm những bài tập sau:
Kéo giãn gót chân
- Đầu tiên bạn sẽ đứng đối diện với bức tường sau đó đặt một tay lên tường ngang với tầm mắt.
- Sau đó sẽ đưa chân phải kéo giãn gót ra phần sau, nên chú ý khi thực hiện động tác kéo giãn nên giữ phần gót chân luôn tiếp xúc với mặt đất.
- Khuỵu chân phía trước xuống cho đến khi bạn cảm thấy phần chân phía sau được căng ra.
- Tư thế này bạn suy trì trong 30 giây rồi đổi chân còn lại thực hiện 10 lần mỗi hiệp.
Bóng lăn
Với cách này bạn hãy chuẩn bị cho mình một trái bóng cỡ bóng tennis. Điều này sẽ đáp ứng được kích thước của bóng đối với lòng bàn chân của người trưởng thành. (Đối với trẻ nhỏ có thể sử dụng bóng có kích thước nhỏ hơn).
- Đầu tiên bạn hãy ngồi vững trên ghế sau đó để bóng dưới mặt sàn và để lòng bàn chân lên trên.
- Sau đó tập trung lăn bóng dưới vòm bàn chân của mình.
- Lưu ý nên giữ thẳng lưng khi tập luyện.
- Mỗi chân bạn nên lăn bóng trong vòng 3 phút, động tác này cũng giúp cơ thể giảm stress rất hiệu quả.
>>> Xem thêm
Kết luận
Hội chứng bàn chân bẹt không quá gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Tuy vậy, chúng ta cũng không nên chủ quan lơ là tình trạng bệnh này. Thay vào đó hãy có sự hỗ trợ kịp thời từ các biện pháp tập luyện cũng như lời khuyên của bác sĩ. Song song với đó hãy duy trì những bài tập thường xuyên cũng như lưu ý ăn uống đủ chất và tránh vận động nặng, gây áp lực cho vùng bàn chân.