Các Dạng Cong Vẹo Cột Sống thường gặp: Nguyên nhân cách chữa trị

Các dạng cong vẹo cột sống là một trong những trường hợp mà chúng ta hay gặp phải. Bởi cột sống của con người có xu hướng bị uốn cong tự nhiên do thói quen sinh hoạt. Do vậy nếu bạn có những thói quen sinh hoạt không chuẩn tư thế, hay gây ảnh hưởng đến cột sống. Thì rất dễ gây ra tình trạng vẹo cột sống, đường cong cột sống bị phóng đại thường là hình chữ S hoặc là hình chữ C.

Để tìm hiểu kĩ hơn về nguyên nhân, tình trạng và nhận biết xem cơ thể của mình có đang mắc phải cong vẹo cột sống hay không. Bạn hãy theo dõi ngay phía dưới bài viết để tìm hiểu thật kỹ nhé!

Cùng tìm hiểu cong vẹo cột sống là gì?

Cong vẹo cột sống là tình trạng cột sống có một độ cong ngang xảy ra trong một khoảng thời gian dài. Nhất là trong quá trình cơ thể tăng trưởng ngày trước khi quá trình dậy thì xảy ra. Cột sống tựa như một bộ khung nâng đỡ cơ thể con người, nếu cột sống bị cong vẹo đồng nghĩa với việc dáng người của bạn có sự thay đổi.

Ngoài ra cong vẹo cột sống còn xảy ra do cơ thể bị rơi vào một số trường hợp như: Bại não, loạn dưỡng cơ. Đa phần vẹo cột sống sẽ không thể hiện quá rõ còn gọi là vẹo cột sống dạng nhẹ. Tuy nhiên nếu chủ quan và để ý vẹo cột sống có thể gây ra biến dạng nghiêm trọng ảnh hưởng đến đời sống sau này của các bé.

Cùng tìm hiểu cong vẹo cột sống là gì?
Cùng tìm hiểu cong vẹo cột sống là gì?

Đối tượng dễ bị cong vẹo cột sống

Theo các cuộc khảo sát trong cộng đồng, các chuyên gia đã đưa ra thống kê tương đối về tình trạng cong vẹo cột sống. Đa phần tình trạng này thường bắt gặp ở đa phần các bé đang trong độ tuổi từ 12 – 15. Những trẻ từ 10 – 18 tuổi cũng có thể mắc phải tình trạng vẹo cột sống. Trẻ bị vẹo cột sống chiếm tới 4% dân số, và đa phần những bé nữ sẽ gặp tình trạng này nhiều hơn các bé nam.

 Người lớn bị vẹo cột sống đa phần là do khi nhỏ đã có dấu hiệu mắc bệnh nhưng do dạng nhẹ và không điều trị kịp thời. Vì vậy khi lớn lên tình trạng này diễn ra càng nghiêm trọng hơn.

Hoặc do người lớn chăm sóc khớp xương sai cách cũng sẽ dẫn đến tình trạng cong vẹo cột sống. Khi bạn càng có tuổi thì cột sống sẽ càng yếu đi, các phần sụn khớp cũng dần bị vôi hóa và hư hại nghiêm trọng. Nếu bạn gặp tình trạng cong vẹo cột sống trong tuổi xế chiều chắc chắn sẽ là một cơn ác mộng. Không những khó khăn trong di chuyển, mỏi lưng mà còn khiến người bệnh đau đớn do tình trạng thoái hóa cột sống.

Đối tượng dễ bị cong vẹo cột sống
Đối tượng dễ bị cong vẹo cột sống

Nguyên nhân gây cong vẹo cột sống

Các dạng cong vẹo cột sống có thể do hai nguyên nhân đây mà hình thành. Đôi khi bạn sẽ không thể tượng tượng được chỉ những hành động nhỏ của mình có thể gây ra tình trạng cong vẹo cột sống.

Do bẩm sinh

  • Nguyên nhân gây cong vẹo cột sống do bẩm sinh cũng rất hay dễ bắt gặp. Nếu bố hoặc mẹ, ông hoặc bà bị cong vẹo cột sống thì có khả năng cao đời con, đời cháu cũng sẽ mắc phải căn bệnh này.
  • Bên cạnh đó còn có nhiều nhân khách quan gây ra căn bệnh này trong quá trình mang bầu của người mẹ như:
  • Bào thai phát triển quá nhanh và không thể thích ứng kịp với cơ thể của người mẹ. Điều này sẽ khiến bào thai bị chèn ép làm cho cột sống của em bé bị cong vẹo ngay khi trong bụng mẹ.
  • Do người mẹ tiếp xúc với các loại hóa chất có hại cho cơ thể, do mẹ bầu sử dụng thuốc không được sự chỉ dẫn của bác sĩ. Hoặc do không kiêng những loại thực phẩm tối kỵ phải kiêng khi mang bầu gây dị tật bẩm sinh cho bào thai trong bụng.
  • Do trong quá trình sinh, phần cổ tử cung của mẹ mở ít và quá hẹp. Điều này đồng thời sẽ gây chèn ép cột sống của em bé.

Các nguyên nhân khác

  • Do chấn thương trong quá trình làm việc, chơi thể thao khiến thay đổi cấu trúc của xương cột sống.
  • Do tai nạn xe cộ gây ảnh hưởng xấu đến vùng cột sống lưng.
  • Do ngồi sai tư thế khi làm việc hoặc học tập trong thời gian quá dài.
  • Do ghế ngồi không được thoải mái, không phù hợp, ngồi quá lâu không thay đổi tư thế.
  • Do phần cột sống bị nhiễm trùng.
  • Do điều kiện thần kinh cơ có vấn đề như: Bại não hoặc loạn dưỡng cơ.

Các triệu chứng của cong vẹo cột sống sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào mức độ nghiêm trọng của độ cong cột sống. Với các trường hợp nhẹ đến những trường hợp trung bình. Tình trạng cong vẹo cột sống đa phần không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh hoạt hàng ngày. Nhưng nếu bệnh nhân gặp phải trường hợp cong vẹo cột sống nặng có thể ảnh hưởng đến hoạt động thể chất.

Các triệu chứng của cong vẹo cột sống

Các dạng cong vẹo cột sống đều sẽ gây đau nhức và khó chịu nhất định cho người bệnh. Thông thường đối với căn bệnh này rất khó để phát hiện, thông thường phái có sự can thiệp của y tế, hoặc được các bác sĩ chẩn đoán thì người bệnh mới nhận ra. Bạn có thể căn cứ vào một số triệu chứng dưới đây để nhận biết bản thân của mình có đang mắc phải bệnh hay không nhé!

  • Có thể nhìn thấy phần cột sống có độ cong rõ ràng.
  • Phần cột sống bị nghiêng về một phía.
  • Hai vai không đều nhau, một bên vai cao, một bên vai thấp.
  • Hai bên hông không hề đều nhau, một bên cao hơn, một bên thấp xuống.
  • Phần gai đốt sống không được thẳng hàng.
  • Phần xương ở vùng bả vai có hiện tượng nhô ra rất bất thường. Phần khoảng cách từ 2 mỏm xương bả vai cho đến phần gai đốt sống không bằng nha, có sự chênh lệch.
  • Phần eo tạo giữa hai cánh tay và phần eo có hai có độ rộng hẹp không tương xứng với nhau.
  • Cảm thấy vùng lưng của mình hay đau nhức, ê mỏi.

Cong vẹo cột sống có gây nguy hiểm không?

Cong vẹo cột sống về lâu về dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt thể chất. Ngoài ra nó còn gây ảnh hưởng đến các vùng cơ quan khác trong cơ thể. Nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra các tình trạng dưới đây:

  • Đau mỏi vùng lưng.
  • Bị viêm đốt sống.
  • Bệnh nhân gặp tình trạng khó thở do phần lồng ngực bị nén éo.
  • Gây tổn thương tim và phổi do ảnh hưởng đến phần lồng ngực.
  • Bị viêm phổi.
  • Nguy cơ mất xương, loãng xương tăng cao.
  • Hình thể, dáng đi thay đổi sẽ khiến bệnh nhân có mặc cảm, tự ti trong cuộc sống.
  • Nữ giới mắc phải cong vẹo cột sống sẽ ảnh hưởng đến kì nguyệt san. Không những vậy sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.

Các dạng vẹo cột sống thường gặp

Các dạng cong vẹo cột sống hiện nay có rất nhiều chủng loại, vì vậy để có thể tìm ra cách điều trị chúng ta cần biết được thực chất mình đang gặp phải một trong các dạng nào để kịp thời tìm ra phương pháp hiệu quả nhất.

Cong vẹo cột sống do bẩm sinh

Đây là một loại cong vẹo cột sống xảy ra ngay từ khi đứa trẻ được ra đời. Loại cong vẹo cột sống này xảy ra do trong quá trình phát triển của thai nhi có sự không bình thường ngay từ trong bụng mẹ. Cột sống có cấu tạo từ các xương nhỏ hợp thành còn được gọi là đốt sống. Nếu các đốt sống này không được hình thành đầy đủ, điều này sẽ làm đứa trẻ trở nên bị khiếm khuyết từ trong bào thai.

Hoặc đối với một số trường hợp khác là do cột sống không được hình thành. Song song với đó là do sự chèn ép người mẹ phải chịu các lực ép lên phần bụng nên cũng gây nên tình trạng trên.

Cong vẹo cột sống khởi phát.

Cong vẹo cột sống khởi phát sẽ xuất hiện đường cong trước khi cơ thể bắt đầu dậy thì. Thông thường cong vẹo cột sống khởi phát sớm chính là do vô căn. Điều này cũng có thể hiểu là không xác định được những nguyên nhân cụ thể vì sao gây ra. Thường ở trẻ nhỏ ta có thể nhận ra thông qua: Hai vai không đều nhau, đường viền không đối xứng của eo, phần hông cao  thấp, phần đầu nghiêng về một bên.

Cong vẹo cột sống tự phát

Các dạng cong vẹo cột sống tự phát hình thành ở tuổi vị thành niên của trẻ. Đây là một sự thay đổi hình dạng của xương cột sống trong quá trình cơ thể bắt đầu tăng trưởng. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng cong vẹo cột sống sang một phía  hoặc xoắn cùng một lúc.

Tình trạng này sẽ kéo phần lồng ngực ra khỏi vị trí bình thường, sẽ gây ra tình trạng bướu ở một bên của xương sườn. Điều này hay diễn ra ở các bé trong độ tuổi từ 10 – 18 tuổi (AIS) – vẹo cột sống tự phát ở tuổi vị thành niên.

Cong vẹo cột sống ở tuổi trưởng thành

Khi bạn dần có tuổi phải làm việc nhiều hơn, đôi lúc là những công việc đòi hỏi sức vóc. Theo thời gian cơ thể có thể xuất hiện chứng thoái hóa cột sống ở người trưởng thành. Các phần đĩa đệm và khớp xương dần bị thoái hóa. Những áp lực lên lưng không được đĩa đệm đỡ lâu ngày dẫn đến hiện tượng cong vẹo cột sống.

Cong vẹo cột sống thần kinh cơ

Cong vẹo cột sống thần kinh cơ sẽ gây ra do các tình trạng các dây thần kinh hoặc cơ bắp. Dễ hiểu hơn là tình trạng các dây thần kinh bị tổn thương não hoặc do các chấn thương do ngoại cảnh tác động. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến các con đường của dây thần kinh cơ bắp của não xuống phần tủy sống trên trong.

Ngoài ra tình trạng do các phần cơ bắp điển hình như loạn dưỡng cơ Duchenne, teo cơ cột sống. Điều này sẽ đề sẽ ngăn chặn các hoạt động hàng ngày của cơ thể. Khi các vùng cơ này không hoạt động nữa, tình trạng cong vẹo cột sống có thể phát triển theo chiều hướng xấu hơn.

Vẹo cột sống do bệnh Kyphosis của Scheuermann

Căn bệnh này là do các phần xương nhỏ cấu tạo thành xương cột sống phát triển chậm hơn so với độ tuổi. Thường thì hay gặp từ những ngày thơ ấu, khi trưởng thành căn bệnh này sẽ gây đau nhức nhất là trong thời điểm cơ thể dậy thì. Và cơn đau sẽ dần biến mất khi cơ thể trưởng thành.

Phòng ngừa tình trạng cong vẹo cột sống

Để phòng ngừa được các tình trạng cong vẹo cột sống chúng ta cần lưu ý thực hiện những điều sau:

Luyện tập thể thao

Rèn luyện sức khỏe, chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao hàng ngày bằng những bài tập phù hợp với sức lực của mình. Điều này sẽ giúp các khớp xương được làm nóng và dẻo dai hơn, khỏe mạnh hơn. Lưu ý nên lựa chọn những bài tập phù hợp với thể chất bản thân, trong quá trình luyện tập thể dục thể thao cần tránh những chấn thương tác động vào vùng lưng. Song song với đó thì còn đảm bảo được rằng cơ thể cũng sẽ được phát triển cân đối hơn, cao lớn hơn.

Luyện tập thể dục thể thao vừa sức
Luyện tập thể dục thể thao vừa sức

Ăn uống đủ chất

Bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như bổ sung thêm protein, các loại khoáng chất giàu sắt, kẽm, magie, và các loại vitamin. Bằng cách bổ sung nhiều loại rau, củ, quả hoặc có thể uống kèm viên bổ sắt, kẽm,… Đối với trẻ nhỏ cần đặc biệt tránh để bé bị còi xương, suy dinh dưỡng.

Tư thế hợp lý

Trong quá trình học tập cần lựa chọn bàn ghế sao cho phù hợp với lứa tuổi. Tránh tình trạng cơ thể phải nhoài ra đằng trước để làm bài hay thực hiện công việc. Ngoài ra phải đảm bảo đủ ánh sáng khi làm việc điều này sẽ không làm chúng ta phải cúi gằm mặt để xem chúng ta đang làm gì.

Co dù ở lứa tuổi nào tránh trường hợp mang vác quá nặng, vượt quá trọng lượng của cơ thể là không hề tốt. Hiện nay các bé cấp một hay phải mang cặp quá nặng quá 15% trọng lượng của cơ thể. Về lâu về dài sẽ khiến bé bị gù cũng như tạo áp lực cho vùng cột sống cơ thể.

Tư thế đảm bảo phải hợp lý
Tư thế đảm bảo phải hợp lý

Thăm khám thường xuyên

Ngoài ra chúng ta cần nên giữ một thói quen là nên đi khám tổng quát cơ thể 6 tháng một lần. Điều này sẽ làm chúng ta mau chóng phát giác được bệnh từ đó thì tỷ lệ thành công khi chữa bệnh sẽ tăng cao hơn. Song song với đó bác sĩ chẩn đoán nhanh sẽ đưa ra được phác đồ điều trị hiệu quả hơn.

Các phương pháp điều trị cong vẹo cột sống

Cột sống khỏe mạnh và vững chắc đóng một vai trò to lớn giúp cơ thể khỏe mạnh. Bởi vì vai trò của cột sống như một bộ khung nâng đỡ cũng như giúp cơ thể phát triển. Ngoài ra cột sống còn bao bọc lấy tủy sống và giảm xóc cho bộ nào. Nhờ có cột sống mà cơ thể mới có thể vận động thoải mái, quay trái quay phải.

Vì vậy nếu bạn đang gặp phải các tình trạng cong vẹo cột sống thì bạn cần đến thăm khám ngay. Thông thường bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị dưới đây để giúp bạn cải thiện được tình trạng.

Đeo đai chỉnh cột sống

Đai lưng chỉnh cột sống là một trong những công cụ rất hữu ích giúp điều trị tình trạng cong vẹo cột sống. Đai lưng này có tác dụng ổn định vùng cột sống, ngoài ra có thể chỉnh lại tư thế đúng cho cơ thể bạn. Ngoài ra hạn chế được sự phát sinh các cơn đau. Tuy nhiên để thấy rõ được kết quả, người bệnh phải sử dụng trong thời gian dài như việc niềng răng vậy.

Các bài tập hỗ trợ cải thiện cong vẹo cột sống.

Bác sĩ cũng sẽ đưa ra cho bạn sự lựa chọn là những bài tập cụ thể hỗ trợ cho người bệnh. Trước tiên các bác sĩ sẽ thăm khám. Nếu cảm thấy bạn bị cong vẹo cột sống ngực các bài tập được đưa ra sẽ tác động vào vùng vai. Nếu bạn bị cong vẹo cột sống ở vùng thắt lưng, các bài tập sẽ tác động vào phần lưng dưới. Có đem lại hiệu quả hay không sẽ phụ thuộc vào tính kiên trì của bạn.

Chữa cong vẹo cột sống bằng phương pháp phẫu thuật

Phẫu thuật là một trong những cách được nhiều người lựa chọn, vì với cách này sẽ rút ngắn được thời gian cải thiện tình trạng cong vẹo cột sống. Tuy nhiên, các bác sĩ không hề khuyến khích các bạn lựa chọn phương pháp này. Chỉ khi nào tình trạng cong vẹo cột sống quá nặng thì mới sử dụng đến phương pháp này. Do phẫu thuật cột sống có thể xảy ra khá nhiều rủi ro do phải sử dụng liều lượng cao thuốc gây mê.

Điều trị cong vẹo cột sống bằng phương pháp trị liệu

Trị liệu thần kinh cột sống – Chiropractic là một trong những phương pháp tối ưu nhất hiện nay. Đối với phương pháp này các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao sẽ nắn chỉnh lại những phần đốt sống bị lệch. Theo thời gian điều trị những vị trí bị lệch này sẽ trở lại vị trí bình thường. Từ đó sẽ khôi phục được đường cong sinh lý bình thường của cột sống.

Nắn cột sống
Nắn cột sống

>>> Xem thêm

Hội chứng ống cổ tay.

Hội chứng bàn chân bẹt.

Giải phẫu gân gấp ngón tay.

Kết luận

Các dạng cong vẹo cột sống sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống cũng như sức khỏe của người bệnh. Không những thế còn làm giảm tính thẩm mĩ của cơ thể gây ra nhiều tình trạng tự ti, hay trầm cảm do bị bạn bè trêu chọc. Vì vậy trước khi bệnh trở nên diễn biến xấu hơn thì hãy đến ngay các trung tâm y tế để thăm khám. Một cột sống khỏe mạnh sẽ làm cuộc sống của bạn trở nên dễ dàng hơn, bởi vì sức khỏe luôn là trên hết. Chắc chắn sẽ không một ai muốn mình có một dáng đi khác, hay là một tư thế vẹo qua một bên đâu.