Trong quá trình tư vấn dịch vụ nâng mũi, Bác sĩ Henry Thanh Sơn – bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ tại Thẩm mỹ viện Tấm nhận thấy nhiều khách hàng bước vào hành trình nâng mũi với vô số băn khoăn. Từ cảm giác đau đớn, biến chứng, đến chuyện kiêng khem, chọn dáng mũi…. Trong bài viết này, bác sĩ sẽ giải đáp 7 câu hỏi phổ biến nhất bằng góc nhìn chuyên môn, giúp người đọc hiểu đúng và lựa chọn sáng suốt hơn trước khi quyết định thay đổi diện mạo
Nâng mũi có đau không?
Theo bác sĩ Thanh Sơn cho biết trong quá trình phẫu thuật, khách hàng được gây tê cục bộ nên hoàn toàn không cảm thấy đau. Sau khi hết thuốc tê, cảm giác ê nhẹ hoặc tức vùng mũi có thể xuất hiện trong 1–2 ngày đầu, có thể kiểm soát bằng thuốc giảm đau và chườm lạnh.
2. Sau bao lâu thì mũi ổn định hoàn toàn?
Thông thường, dáng mũi sẽ ổn định tương đối sau 1–2 tháng. Tuy nhiên, để mô mềm thích nghi hoàn toàn với chất liệu sụn và dáng mũi vào form tự nhiên, cần từ 4–6 tháng. Bác sĩ khuyến cáo khách hàng nên tái khám định kỳ để theo dõi tiến trình hồi phục và điều chỉnh nếu cần.
3. Có nên nâng mũi theo trend?

Không nên nâng mũi theo trend, theo idol mà phải nâng mũi phù hợp với tỷ lệ khuôn mặt. Xu hướng thẩm mỹ thay đổi liên tục, nhưng một ca nâng mũi tốt là ca phẫu thuật phù hợp với cấu trúc khuôn mặt và bền vững theo thời gian. Việc chạy theo mũi cao, nhỏ như idol Hàn Quốc trong khi mặt tròn, gò má cao có thể khiến tổng thể mất cân đối.
4. Nâng mũi có để lại sẹo không?
Kỹ thuật nâng mũi hiện đại hạn chế tối đa sẹo lộ. Nếu được thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề cao và chăm sóc hậu phẫu đúng cách, khả năng để lại sẹo là rất thấp.
5. Mũi mới có bị bóng đỏ hay lệch không?
Đây là nỗi lo thường thấy, đặc biệt ở những người có da mũi mỏng hoặc từng phẫu thuật hỏng. Bác sĩ Thanh Sơn cho biết, điều này có thể tránh được nếu chọn vật liệu sụn phù hợp (như sụn tự thân hoặc sụn nhân tạo cao cấp) và kỹ thuật bóc tách chính xác. “Bóng đỏ thường là hệ quả của việc căng da quá mức hoặc đặt sụn sai vị trí,” bác sĩ lưu ý.
6. Có cần kiêng cữ sau nâng mũi không?
Câu trả lời là có. Người nâng mũi cần kiêng hải sản, đồ nếp, thịt gà, rau muống, chất kích thích trong ít nhất 2 tuần đầu. Đồng thời, hạn chế vận động mạnh, hạn chế cúi đầu, tránh va chạm vào vùng mũi và không nằm nghiêng để tránh gây lệch dáng.
7. Chi phí nâng mũi hiện nay khoảng bao nhiêu?
Chi phí nâng mũi phụ thuộc vào kỹ thuật, chất liệu, độ phức tạp của từng ca và uy tín của bác sĩ. Hiện nay, giá nâng mũi dao động từ 20 đến 80 triệu đồng. Bác sĩ cho biết “Chúng tôi không khuyến khích khách hàng chọn dịch vụ giá rẻ không rõ nguồn gốc, vì thẩm mỹ là đầu tư dài hạn, cần sự an toàn và uy tín,”
7. Chọn địa chỉ nâng mũi như thế nào để an toàn?
Cuối cùng, bác sĩ Henry Thanh Sơn nhấn mạnh: “Nơi bạn lựa chọn thực hiện quyết định 80% kết quả.” Rất nhiều biến chứng xảy ra do phẫu thuật tại cơ sở chui, không có bác sĩ chuyên môn hoặc dụng cụ không đảm bảo vô trùng. Thẩm mỹ viện Tấm là địa chỉ được Sở Y tế cấp phép, có đội ngũ bác sĩ tốt nghiệp chuyên khoa Phẫu thuật tạo hình – Thẩm mỹ, nhiều năm kinh nghiệm và thực hiện hàng trăm ca nâng mũi mỗi năm.
Phẫu thuật nâng mũi là một hành trình thay đổi ngoại hình cần sự chuẩn bị kỹ lưỡng, hiểu biết và lựa chọn đúng đắn. Hiểu rõ những thắc mắc thường gặp sẽ giúp khách hàng chủ động hơn trong quá trình làm đẹp và đảm bảo an toàn cho chính mình.